Cơm nước xong, hai người đến quán chụp ảnh.
Bây giờ chụp ảnh hầu như đều dùng máy ảnh thương hiệu Hải Âu, có loại 135 và 120. Nhưng máy ảnh loại 120 sẽ cho hình ảnh có chất lượng tốt hơn và có khung hình rộng hơn.
Đương nhiên Lục Trường Chinh chọn loại tốt nhất.
Dùng máy ảnh 120 chụp một tấm mất 0.43 tệ. Nếu rửa một tấm hình kích thước 6*6 sẽ mất ba hào, nếu phóng to thì mất một tệ.
Hai người chụp chung hai tấm hình, một đứng, một ngồi. Ngoài ra còn chụp riêng cho td một tấm, Lục Trường Chinh rửa hết ba tấm, cũng phóng to ảnh chụp chung của hai người.
Chụp ba tấm hình hết 1.29 tệ, rửa ba tấm thêm 0.9 tệ, phóng ta hai tấm là hai tệ, tổng cộng hết 4.19 tệ.
Ba ngày sau là có hình đến tay.
Chụp ảnh xong, hai người trở về công xã, chuẩn bị đến xưởng của công xã hỏi chuyện làm chăn bông.
Lục Trường Chinh vốn định tìm Lục Tiểu Lan hỏi một vài thứ, nhưng Lục Tiểu Lan đã xin nghỉ phép, nói là đi làm việc với mẹ cô ấy.
Lục Trường Chinh biết như vậy là không trông cậy được gì.
Anh hỏi những người bán hàng khác, đối phương thấy anh là anh trai ruột của Lục Tiểu Lan, còn là quân nhân thì nhiệt tình dẫn hai người qua.
Có người quen dẫn đi, hai người nhanh chóng đi đến xưởng tập thể, tìm được chủ nhiệm xưởng sản xuất.
Xưởng này giống như xưởng thủ công đời sau, được chia thành nhiều gian, có gian của thợ mộc, gian của thợ rèn, lò ép dầu, gian may, gian vải bông, tập hợp đầy đủ thợ thủ công của các ngành nghề ở công xã.
Khi xưởng có việc làm, những người thợ thủ công này sẽ đến xưởng làm việc, xưởng sẽ trả tiền lương theo ngày cho công nhân. Khi không có việc làm, thì học sẽ trở về tham gia sản xuất nông nghiệp ở các đại đội.
Khi nông nhàn, xưởng cũng sẽ sản xuất một số thứ theo kế hoạch hoặc nhận một số công việc từ các nhà xưởng lớn. Sản phẩm được sản xuất ra có thể bán cho các xã viên, hoặc bán cho trạm thu mua.
Như vậy không chỉ kiếm tiền được cho công xã, mà còn giải quyết được vấn đề mua hàng của nông dân. Đồng thời gia tăng thu nhập của các hộ gia đình, góp phần thúc đẩy kinh tế của công xã.
Sau khi Tô Mạt nói yêu cầu của mình với chủ nhiệm xưởng sản xuất, ông ấy lập tức nói không thành vấn đề.
"Thanh niên trí thức Tô, cô yên tâm, bông năm nay vừa được giao đến, tôi sẽ dùng toàn bộ bông mới nhất cho cô." Chủ nhiệm xưởng sản xuất cười tủm tỉm, chỉ cần có thể kiếm được tiền cho công xã là ông ấy vui vẻ.
"Thợ của xưởng chúng tôi đều là người có kinh nghiệm hai ba mươi năm, tay nghề không thể chê được. Chăn bông làm ra vừa mềm mại vừa ấm áp, đệm thì vừa êm ái vừa đàn hồi, thoáng khí nhưng vẫn có thể giữ ấm, nằm ngủ trên đó giống như nằm trên mây vậy."
Tô Mạt: ...
Thật sự không cần thổi phồng như vậy đâu!
"Tôi tin tưởng tay nghề của thợ ở công xã chúng ta. Làm phiền chủ nhiệm tính xem cần bao nhiêu tiền." Tô Mạt cười nói.
"Không phiền không phiền, tôi là người phục vụ cho dân. Thanh niên trí thức Tô cần hai cái chăn đôi nặng bảy cân, hai cái đệm đôi nặng ba cân đúng không?"
"Đúng vậy."
"Hai chăn bông cần dùng mười bốn cân bông, hai đệm giường cần sáu cân bông, cộng lại cần hai mươi cân bông. Hợp tác xã mua bán bán bông với giá 1.15 tệ. Bí thư nói xưởng chúng ta là để cải thiện cuộc sống của xã viên, khi xưởng làm đồ theo yêu cầu, cần dùng đến bông thì xã viên không cần phiếu, chỉ cần mua đúng giá là được."
"Thanh niên trí thức Tô là thanh niên trí thức đến công xã tôi, đương nhiên cũng là một thành viên của công xã. Một cân bông 1.15 tệ, hai mươi cân là 23 tệ."
"Bốn tấm bông, bảy cân thì lấy phí 1.5 tệ, ba cân thì lấy phí 1 tệ, tổng cộng tiền phí là năm tệ."
"Cộng tiền bông và tiền phí là 28 tệ." Chủ nhiệm sản xuất vừa nói vừa viết giấy cho Tô Mạt: "Ba ngày sau có thể quay lại lấy."
Tô Mạt trả tiền, nhận lấy giấy, cô hỏi: "Xưởng có làm được áo bông không?"
Chủ nhiệm sản xuất ngạc nhiên.
Ở nông thôn, mọi người đều mua bông và vải dệt về tự may, mặc dù trước đó không có nghiệp vụ như vậy, nhưng không phải không thể làm.
Xưởng may có máy may, đương nhiên sẽ may đẹp hơn là tự may bằng tay.
"Phục vụ vì dân, dân có cần, đương nhiên là có thể. Thế nhưng cô cần tự mua vải dệt ở hợp tác xã mua bán."
"Được, cảm ơn chủ nhiệm."
Trên đường trở về đại đội, Tô Mạt thầm tính toán chi tiêu hôm nay.
Ở bưu cục hết 6.48 tệ, hợp tác xã mua bán hết 62.65 tệ, xưởng công xã hết 28 tệ, tổng cộng tiêu hết 97.13 tệ.
Chỉ trong một ngày mà đã tiêu gần hết một trăm tệ.
Vậy nên mới nói tiêu tiền đúng cách là không tiêu hoang phí.
May mà những thứ cô mua đều có thể dùng được lâu, ít nhất trong vài năm không cần mua mới.
Chăn bông và đệm quan trọng nhất đã được giải quyết, còn lại chuyện áo bông.
Để may được một chiếc áo bông cho người lớn cần khoảng một cân bông, quần bông thì cần nửa cân. Ba người mỗi người một bộ, khoảng năm cân bông là đủ.
Tiếp đến là vải dệt.
Với dáng người như cô chỉ cần khoảng mười mét vải là được. Dáng người Mạc Ngọc Dung gần giống cô, Tô Đình Khiêm thì cao hơn bọn họ, chắc sẽ cần thêm hai mét.
Áo bông của cha mẹ may bằng vải thô bên ngoài, chỉ cần thêm khoảng chín mét vải bông làm lót bên trong là được là được. Cộng thêm mười mét vải dệt của cô, cô cần phiếu vải mười chín mét.
Cô nhớ đăng ký kết hôn ở niên đại này sẽ được trợ cấp phiếu vải, cũng không biết là được bao nhiêu.
Hôm nay Lục Trường Chinh mặc quân trang, không tiện đi chợ đen, hôm khác cần phải đến đó.
Bởi vì bọn họ mang theo một sọt trúc, Lục Trường Chinh cố ý đi đường vòng không có người trở về viện thanh niên trí thức. Sau khi mang đồ đến cửa phòng Tô Mạt, Lục Trường Chinh chuẩn bị trở về. Trong nhà không có người lớn, anh cần phải về trông nhà.
"Vợ à, ngày mai anh bảo mẹ đến đây cầu hôn." Trước khi đi, Lục Trường Chinh còn dặn dò.
"Vâng! Thế nhưng ngày mai em phải đi làm, sau khi tan mới được." Tô Mạt nói.
Lục Trường Chinh nhíu mi: "Em bị ốm là đúng rồi, đừng đi, không cần kiếm chút công điểm này."
"Em đã xin nghỉ vài ngày rồi, nếu không đi thì sẽ không tốt lắm." Tô Mạt nói.
Chủ yếu là cô muốn mượn cơ hội nhổ đậu phộng để hấp thụ năng lượng hệ mộc.
"Không có gì không tố cả, vợ anh thì anh nuôi." Lục Trường Chinh nói ra lời tuyên ngôn của tổng giám đốc bá đạo.
"Không sao đâu, chỉ là nhổ đậu phộng mà thôi, không nặng nhọc gì. Em không muốn bị nói là gả được cho con trai bí thư nên lười biếng không làm gì."
"Vậy em đừng để bị mệt, ngày mai anh đến nhổ giúp em." Ngày mai anh đến nhổ giúp vợ trước, sau đó lại đi giúp mẹ.
Lục Trường Chinh đi rồi, Tô Mạt dọn đồ vào trong phòng.
Mấy hôm nay Tô Mạt định mượn chậu rửa tráng men của Mã Tiểu Quyên, dù sao cô cũng không thật sự dùng đến, sau khi vào phòng tắm thì cô hay dùng xô nhựa trong không gian của mình.
Truy cập tên miền Tamlinh247.Online nếu không vào được web nhé
Top Truyện hay nhất