Chap 73 : “Đi Tầm Bảo”.
Thấy thầy trò Lương - Tư về, cả nhà ông Thìn chạy ra đón…Ông Thìn trầm trồ :
– Hai người đi ô tô về cơ à ? Sang thế…
Thấy có cả Diệp, Tư được dịp thể hiện :
– Chứ còn sao nữa, công an cũng phải đem ô tô đến rước thầy trò cháu đấy ạ. Kể ra ngồi xe ô tô cũng êm mông, có khi sau này cháu cũng phải sắm lấy 1 chiếc che nắng, che mưa.
Ông Thìn bĩu môi :
– Cậu làm như mua ô tô dễ lắm, tôi đây, sống ngần này tuổi đầu cũng mới chỉ được ngồi xe khách, đâu dám mơ tưởng đến ngồi ô tô con. Mà biết lái không đòi mua ô tô…?
Tư đáp :
– Cháu hỏi rồi, cũng như lái máy cày thôi ấy mà…
Nghe Tư nói mà Diệp lấy tay che bụm miệng cười khúc khích….Thầy Lương chép miệng :
– Đừng ở đó ba hoa, con xuống nhà dưới lo dọn dẹp cho gọn gàng. Anh chị Thìn, chúng ta lên nhà trên, tôi có chuyện cần hỏi thăm 1 chút.
Ông Thìn mời thầy Lương lên nhà, Tư tiu ngỉu đi xuống nhà dưới dọn dẹp, được cái Diệp cũng đi theo phụ giúp Tư 1 tay.
Rót nước nóng từ cái phích vào ấm pha trà, ông Thìn hỏi :
– Bác Lương có chuyện gì xin cứ nói.
Bà Lanh ấp úng :
– Lại…lại có chuyện gì đáng sợ liên quan…đến ma quỷ hả thầy ?
Ông Thìn rót nước mời thầy Lương, khẽ nhấp ngụm trà, thầy Lương mỉm cười đáp :
– Không, không có ma quỷ gì đâu….Chỉ là tôi muốn hỏi một chút về ngôi chùa có tên “Thần Quang Tự”.
Ông Thìn hỏi :
– “ Thần Quang Tự “, ý bác là chùa K phải không ạ ?
Thầy Lương gật đầu :
– Đúng vậy, tôi nghe nói tên chữ của chùa là “Thần Quang Tự” còn dân bản địa gọi đó là chùa K.
Ông Thìn gật gù :
– Chà, bác Lương không phải người ở đây mà còn biết cả tên chữ của chùa. Cũng phải nói, chùa K là 1 địa danh nổi tiếng của T.B nói chung và của xã D.N chúng tôi nói riêng. Chùa K là ngôi chùa cổ được xây dựng từ năm 1630 và hoàn thành vào năm 1632, tính đến thời điểm bây giờ thì chùa đã tồn tại được 375 năm. Dĩ nhiên, qua từng ấy năm thì chùa cũng phải trùng tu, tôn tạo mất mấy lần….Để tôi nhớ xem nào, theo ghi chép từ thời các cụ thì chùa được trùng tu vào các năm 1689, 1707, 1941…..Mới đây cũng có sửa sang lại một chút…Còn về kiến trúc của chùa thì trên văn bia và địa bạ có ghi khá rõ ràng. Chùa rộng khoảng 58.000 m2, bao gồm nhiều ngôi nhà làm thành những cụm kiến trúc khác nhau. Hiện nay kiến trúc chùa còn khoảng 17 công trình gồm 128 gian xây dựng. Có 1 điểm đặc biệt đó chính là toàn bộ công trình đều được làm bằng gỗ lim và được các nghệ nhân điêu khắc thời Hậu Lê chạm trổ vô cùng tinh xảo.
Thầy Lương ngồi nghe ông Thìn nhắc đến chùa K một cách chăm chú.
– Nhớ được cả những năm trùng tu, tôn tạo một cách chi tiết như thế này chắc hẳn anh Thìn phải tìm hiểu cũng như quan tâm đến ngôi chùa này lắm. Lương tôi thấy thật bái phục. - Thầy Lương nói.
Bà Lanh đáp :
– Gì chứ thầy muốn hỏi về chùa K thì gặp chồng tôi là đúng rồi. Nói có hơi bôi bác chút xíu chứ riêng ông này, những dấu mốc lịch sử của chùa K từ hàng mấy trăm năm trước ổng còn nhớ, trong khi đó bên đằng ngoại có cái cúng, cái giỗ nào thì chẳng bao giờ thấy ổng quan tâm..
Ông Thìn gãi đầu cười hềnh hệch :
– Cái bà này, có bác Lương ở đây bà lại nói thế….Hề hề hề, chùa K là niềm tự hào của toàn thể bà con thôn D.N. Nói bác Lương không tin chứ chẳng riêng gì tôi, mà ngay đến trẻ con cái thôn này, cứ nhắc tới chùa K là cái gì tụi nó cũng biết. Một ngôi chùa có niên đại cổ xưa, gắn bó với biết bao nhiêu thế hệ của người dân ở đây. Vừa là minh chứng lịch sử, vừa là di tích văn hoá xuyên suốt gần 400 năm. Bác bảo không tự hào, không hãnh diện sao được.
Thầy Lương mỉm cười gật đầu đáp :
– Đúng vậy, tôi bôn ba cũng đã qua nhiều nơi trên khắp Việt Nam….Phải nói để tồn tại những ngôi chùa có niên đại 3-400 năm như thế này thực sự hiếm có. Bởi vậy, bản thân tôi vô cùng trân quý khi có cơ hội được đặt chân vãn cảnh ở những ngôi chùa như vậy. Nay được nhà anh Thìn nói về chùa K, thấy anh hào hứng, vui mừng như vậy tôi lại càng muốn sớm được đến thăm ngôi chùa hơn bao giờ hết.
Ông Thìn nãy giờ được thầy Lương khen nên càng thích chí, rót thêm trà mời thầy Lương….Ông Thìn tiếp :
– Thực ra để mà nói thì chùa K thực sự còn có niên đại lâu hơn thế rất nhiều bác Lương ạ. Bác uống nước đi…
Thầy Lương hỏi :
– Chùa K thật sự ? Ý của anh Thìn là gì ? Tôi chưa hiểu lắm…..Chẳng lẽ chùa K mà anh vừa nhắc đến vẫn chưa phải là chùa K ?
Ông Thìn vội xua tay đáp :
– À không, ý tôi không phải như vậy….Để cho bác Lương hiểu, tôi sẽ nói rõ hơn…Khà khà, lâu lắm rồi mới có dịp kể về chùa K nên hôm nay tôi vui lắm. Như thế này bác ạ, chùa K mà tôi vừa nói là “Chùa K Thượng” nằm trên địa bàn xã D.N, thôn D.N thuộc T.B. Còn bên kia phía Nam sông Hồng cũng có 1 ngôi chùa K…
Thầy Lương ngạc nhiên :
– Vẫn còn 1 ngôi chùa K nữa ư ?
Ông Thìn gật đầu, khoan thai nhấp 1 ngụm trà, ông Thìn tiếp :
– Vâng, đúng vậy thưa bác……Tuy nhiên, theo tương truyền thì cả 2 ngôi chùa K này đều được tách ra từ một ngôi chùa có tên là “Nghiêm Quang Tự”.
Thầy Lương nhíu mày hỏi :
– “Nghiêm Quang Tự “ và “Thần Quang Tự” có liên quan gì đến nhau không ?
Ông Thìn trả lời :
– Có bác ạ, hai cái tên này thực ra đều là của chùa K từ thuở đầu sơ khai xây dựng….Để tôi giải thích cặn kẽ cho bác hiểu….Tương truyền rằng, vào năm 1061, có vị thiền sư tên hiệu là Nguyễn Minh Không, pháp hiệu là Không Lộ đã cho xây dựng 1 ngôi chùa ở ven sông Hồng tại hương Giao Thuỷ, phủ Hà Thành và đặt tên là “Nghiêm Quang Tự”. Đến năm 1167 mới đổi thành “Thần Quang Tự”, cũng chính là tên mà khi nãy bác Lương nhắc đến. Chính vì hương Giao Thuỷ có tên nôm là K nên từ đó bà con dân hương gọi đó là chùa K. Sau gần 500 năm tồn tại thì vào năm 1611, nước sông Hồng dâng cao khiến cả hương Giao Thuỷ bị ngập nặng, chùa K ( Thần Quang Tự ) khi ấy cũng ngập trong nước. Do đó, một bộ phận dân làng đã di dời sang phía Nam sông Hồng, lập thành làng Hành Thiện, họ cho xây dựng 1 ngôi chùa K mới, ngôi chùa này được gọi là “Chùa K Hạ” hay “Chùa K Hành Thiện”. Hiện nay chùa nằm trên địa bàn xã X.H, huyện X.T, tỉnh N.Đ. Bên cạnh đó, 1 bộ phận dân cư của hương Giao Thuỷ lại di cư sang phía tả ngạn sông Hồng, lập ra làng D.N trên đất Thái Bình. Khà khà, cũng chính là nơi mà tôi với bác đang ngồi uống trà đây….Sau này người làng D.N cũng xây dựng lên 1 ngôi chùa, cũng đặt tên là chùa K và gọi là “Chùa K Thượng”. Nói chung cả 2 ngôi chùa K đều có chung từ 1 gốc.
Thầy Lương đăm chiêu suy nghĩ, phải nói nhờ có ông Thìn mà thầy Lương đã nắm bắt được 1 số thông tin vô cùng quan trọng về chùa K. Hoá ra không chỉ có 1 ngôi chùa K. Bên cạnh đó, chi tiết về ngôi chùa nguyên thuỷ mang tên “Nghiêm Quang Tự” mới thực sự khiến thầy Lương sửng sốt tột độ.
Thầy Lương khẽ nói ra miệng :
– Thì ra là như vậy….Hừm, ta đã hiểu rồi…
Thấy thầy Lương có vẻ gì đó lạ lạ, ông Thìn hỏi :
– Bác Lương…..bác Lương…..Bác làm sao đấy ? Bác vừa nói gì vậy ? Hiểu cái gì cơ ?
Thầy Lương nhìn ông Thìn đáp :
– À, không có gì….Ý tôi là nghe anh Thìn sơ lược về lịch sử hình thành của chùa K tôi đã hiểu ra hai ngôi chùa K hiện tại không ngờ lại có chung 1 nguồn gốc dễ đến gần cả nghìn năm như vậy. Thật đáng khâm phục, trước khi rời đi, nhất định tôi phải đến thăm cả 2 ngôi chùa…..Cảm ơn anh Thìn nhé, hôm nay được ngồi thưởng trà và nghe anh Thìn kể về chùa K, Lương tôi thực sự như được mở mang tầm mắt. Xin đa tạ…
Thầy Lương cúi đầu cảm ơn ông Thìn, ông Thìn vừa ngại vừa thích :
– Ấy chết, bác Lương khách sáo quá rồi….Được kể về niềm tự hào của bà con dân thôn D.N, nhất là được bác Lương đây quan tâm, tôi thấy rất vinh dự và hãnh diện. Cơ mà, nói vậy là bác sắp rời khỏi đây thật sao ?
Thầy Lương nhấp ngụm trà, đoạn gật đầu đáp :
– Công việc của tôi ở đây đã xong…..Chỉ còn mong muốn được đi vãn cảnh chùa nữa thôi. Có lẽ tôi xin tá túc thêm ở nhà anh Thìn độ 2-3 hôm nữa. Sau khi thăm chùa, thầy trò tôi sẽ rời đi.
Đúng lúc đó, Tư chạy lên nhà trên thông báo :
– Thầy ơi, con dọn dẹp xong xuôi hết cả rồi….Không chỉ dọn nhà dưới mà còn dọn cả bếp núc luôn thầy ạ.
Thầy Lương nói :
– Tốt lắm, thôi, cũng không còn sớm…..Làm phiền cả nhà rồi, thầy trò tôi xin phép đi ngủ. Khà khà, mấy nay bận bịu, chạy đôn, chạy đáo….Cuối cùng cũng đã có thể yên tâm, đêm nay nhất định sẽ ngủ ngon lắm đây.
Vợ chồng ông Thìn cùng Diệp chào thầy Lương…..Hai thầy trò Lương - Tư đi xuống gian nhà dưới. Đóng cửa lại, Tư nằm oạch lên giường ngả lưng, sảng khoái, Tư chép miệng :
– Oa, thoải mái quá….Thầy, thầy đi ngủ đi thầy, con sắp gối với chăn cho thầy rồi ạ.
Thế nhưng Tư thấy thầy Lương ngồi xuống ghế, đặt tay nải lên bàn….Sau đó mở tay nải ra lấy một thứ gì đó xem xét..
Tư đứng dậy, bước đến hỏi :
– Thầy, thầy còn làm gì vậy ? Đi ngủ thôi, mấy hôm nay thầy đã mệt mỏi lắm rồi…Có gì để sáng mai hãy xem.
Thầy Lương khẽ cười :
– Con ngủ trước đi….Sư phụ của ta, cũng là sư tổ của con từng dạy rằng : “Nếu bảo vật ở trước mắt, nhất định không được bỏ qua”. Đợi sau khi ta luận ra được toàn bộ huyền cơ…..Chúng ta sẽ đi 1 chuyến…
Tư nghe thầy Lương cười mà chợt thấy rờn rợn, lạnh sống lưng…..Tư ấp úng :
– Đi…đi đâu hả thầy ?
Truy cập tên miền Tamlinh247.Online nếu không vào được web nhé
Top Truyện hay nhất